TÁC DỤNG DƯỢC LIỆU CỦA KHỔ QUA RỪNG
Các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch, mất ngủ, nóng trong người, men gan – mỡ máu cao, gút, trĩ, vẩy nến, đau bụng, nhiễm nấm da, sốt… đều có thể được chữa khỏi nếu bạn biết cách sử dụng khổ qua rừng đúng chỉ dẫn (có thể kết hợp cùng với một số loại thuốc đặc trị, và áp dụng lối sống lành mạnh).
Tùy mỗi loại bệnh, và cơ địa của mỗi người, khổ qua rừng được sử dụng khác nhau. Có trường hợp có thể dùng cả dây, lá, rễ, hoa quả của khổ qua rừng để điều trị hoặc chỉ một số bộ phận trong số ấy. Công dụng chữa bệnh của khổ qua rừng đã được nhiều nghiên cứu chứng minh.
a. Nghiên cứu về tác dụng trị bệnh tiểu đường của khổ qua rừng:
+ Nghiên cứu năm 1962 (Lolitkar và Rao), 1981 (Visarata và Ungsurungsie) trên thỏ bị tiểu đường cho thấy, khổ qua có thể giúp hạ đường huyết và làm tăng độ nhạy cảm sản sinh insulin.
+ Nghiên cứu tại Đức, Trung Quốc, Australia cho kết quả khổ qua rừng có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả, vì trong chúng có chứa 4 hợp chất kích hoạt enzyme vận chuyển glucose từ máu vào tế bào, hỗ trợ chuyển hóa đường trong máu.
+ Nghiên cứu trên người và động vật tại nhiều quốc gia khác cho thấy, khi tiêm dịch chiết mướp đắng vào bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, sau 30 phút lượng đường trong máu giảm rõ rệt khoảng 21.5%, và giảm đến 28% sau 4-12 tiếng so với hàm lượng đường cơ sở trong máu.
+ Thử nghiệm với người tiểu đường tuýp 2 cũng cho thấy kết quả tương tự. Cụ thể có 2 trường hợp, người uống trà khổ qua rừng nấu sôi (100g mướp đắng + 200ml nấu sôi cạn còn 100ml) sau 21 ngày giảm được 54% lượng đường và nồng độ HbA1c từ 8,37 giảm còn 6,95. Trường hợp thứ 2 uống 5g bột khổ qua sấy khô (ngày 3 lần), sau thời gian tương đương giảm được 25% lượng đường.
Khổ qua rừng chữa bệnh tiểu đường vẫn được nhiều nhà khoa học trên thế giới lấy là chủ đề nghiên cứu.
b. Các nghiên cứu khác về công dụng của cây khổ qua rừng trong y học:
– Theo nghiên cứu vào năm 1999 và 2004 trong ống nghiệm của các nhà khoa học, mướp đắng có dịch tiết có khả năng ức chế sự xâm nhập tế bào virus HIV (và các chủng loại virus khác).
– Cũng theo nhiều nghiên cứu vào năm 2001 và 2009, trong khổ qua rừng có chứa các hoạt chất có khả năng ức chế các men gây ra bệnh vẩy nến, ung thư tế bào, bệnh bạch cầu. Không chỉ vậy, loại thực vật này còn sở hữu một số loại protein đặc biệt, có tác dụng chống khối u…
- Những người không nên dùng khổ qua rừng:
+ Phụ nữ mang thai và sau sinh
+ Người hay bị đau đầu hoặc đau đầu kinh niên, cơ thể nhạy cảm
+ Người bị hạ huyết áp
+ Người bị rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh (tỳ vị hư hàn)
+ Người có bệnh về thận
– Những người nên dùng khổ qua rừng:
+ Người bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, người đang có nguy cơ bị tiểu đường
+ Người bệnh cao huyết áp, tim mạch
+ Người béo phì, muốn giảm cân
+ Người bị mỡ máu, cholesterol cao
+ Người bệnh tăng men gan
+ Người bị bệnh gút, bệnh đau nhức xương khớp
+ Người thường xuyên mất ngủ, khó ngủ, cơ thể mệt mỏi
+ Người muốn cải thiện da, tóc, chăm sóc cơ thể…
Khổ qua rừng có thể chế biến thành các món ăn; làm trà; hoặc các dạng được bào chế sẵn dạng viên dễ uống, hiệu quả cao.
Các sản phẩm từ khổ qua rừng:
Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ qua email nguyenhuythongag@gmail.com.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét